Việc lựa chọn một máy phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng luôn là điều được khách hàng quan tâm. Điều đầu tiên trước khi có ý định mua máy phát điện chắc chắn là việc tính công suất để lựa chọn được máy phát điện như thế nào. Vậy công thức tính công suất của máy phát điện như thế nào, cách tính công suất ra sao? Cùng Tân Thành Tài tham khảo bài viết sau nhé!
Công suất máy phát điện là gì?
Công suất là cơ sở để chọn một máy phát phù hợp với nhu cầu sử dụng. Lựa chọn công suất phù hợp tránh tình trạng quá tải, chập điện hoặc hỏng hóc cho các thiết bị kết nối với máy phát điện.
Công suất được chia làm hai loại:
- Công suất liên tục: công suất máy có khả năng cung cấp liên tục không giới hạn số lần chạy mỗi năm. Điều kiện để nó hoạt động tốt như vậy là phải đảm bảo các quy trình bảo dưỡng định kỳ theo quy định của nhà sản xuất. Công suất này được dùng cho các thiết bị có tải ổn định.
- Công suất dự phòng: công suất cực đại mà máy có thể đáp ứng dưới điều kiện hoạt động định kỳ. Qua đó, máy phát điện có khả năng cung cấp tải lên tới 200 giờ hoạt động mỗi năm. Công suất đầu ra không vượt quá 70% trong vòng 24 giờ chạy.
Công suất liên tục nhỏ hơn công suất dự phòng và cũng là thông số quan trọng nhất. Thông thường, cứ mỗi 12 giờ hoạt động máy chỉ có thể đáp ứng công suất dự phòng trong 1 giờ.
Công thức tính công suất của máy phát điện:
Đơn vị cần tính |
Máy phát điện |
Máy phát điện |
kVA |
I x U |
I x U x 1.73 |
kW |
I x U x PF |
I x U x 1.73 x PF |
Công thức tính dòng điện |
KW x 1000 |
KW x 1000 |
Công thức tính dòng điện |
KVA x 1000 |
KVA x 1000 |
Trong đó
1. kW: kilo Woatt
-
1kW=1000W (đơn vị đo công suất tiêu thụ điện)
kW là đơn vị tính công suất được sử dụng chủ yếu tại Việt Nam. Nếu kVA là công suất toàn phần thì kW là công suất thực của máy.
2. kVA: kilo volt ampe
-
1kVA=1000VA ( đơn vị đo công suất dòng điện)
-
kW=kVAx0,8
Ví dụ: Máy 500kVA , công suất kW= 500 x 0,8 = 400kW
3. I: cường độ dòng điện
Đơn vị đo cường độ dòng điện là A (ampe).
Số Ampe tiêu thụ sẽ tính ra được công suất theo công thức phía trên.
4. U: Hiệu điện thế(Điện áp)
Đơn vị đo hiệu điện thế là Volt tại Việt Nam 1 pha là 220V, 3 pha là 380V.
5. PF: Hệ số công suất
Trong lĩnh vực máy phát điện thường là: 0.8
√3 ~ 1.73
Cách tính công suất máy phát điện
Bước 1: Lập danh sách công suất các thiết bị điện
Cách tìm công suất khởi động và chạy: bạn sẽ tìm thấy những thông số này trong quyển sách hướng dẫn sử dụng hoặc nhãn mác dán trên sản phẩm. Một số thiết bị sẽ có công suất khởi động và chạy như nhau như TV, đèn, máy tính,… Nhưng trong nhiều trường hợp khác công suất khởi động có thể gấp 3 – 4 lần công suất chạy. Ví dụ về một số thiết bị này là tủ lạnh, điều hòa, lò vi sóng, bếp từ, máy bơm,… Những thiết bị này khi khởi động sẽ tăng nhu cầu điện năng nên cao nhất sau đó giảm trở lại công suất chạy. Vì vậy, nếu có thể bạn phải biết được công suất khởi động. Ngoài ra cần phải đảm bảo công suất của các đơn vị đồng nhất về đơn vị.
Bước 2: Tính công suất máy phát điện
Ví dụ, máy bơm nước của bạn sử dụng 7200W = 7,2kW để khởi động và sau đó giảm trở lại 1800W=1,8kW để tiếp tục chạy. Bạn chọn máy phát điện 8kW hay máy phát điện 10kVA có thể xử lý tối đa 8000W và lúc cao điểm.
Nhưng nếu bạn muốn chạy nhiều thiết bị cùng một lúc? Hãy xem một ví dụ về việc chạy nhiều thiết bị có yêu cầu lớn về công suất khởi động sau. Một lưu ý quan trọng là để tối đa hóa hiệu suất của máy phát, thiết bị có công suất khởi động lớn nhất phải được tự khởi động trước rồi mới kết nối các thiết bị sau đó.
Để dễ hình dung, đây là công thức dễ dàng nhất để tính kW ra kVA như sau: kW=kVA * 0,8.
Ví dụ: Máy phát điện có công suất là 500kVA thì công suất là: kW=500 * 0,8 = 400kW
Và ngược lại: Máy phát điện 400kW thì công suất kVA=400/0,8=500kVA.
Hi vọng với công thức và cách tính công suất máy phát điện trên đây, giúp cho quý khách hàng dễ dàng tìm kiếm được máy phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng. Liên hệ ngay với Tân Thành Tài để được tư vấn và báo giá về máy phát điện chính hãng ngay hôm nay nhé.
Hotline: 0918.026.532 Mr.Quý
0947.789.234 Ms.Thủy
- Tiêu thụ nhiên liệu của máy phát ISUZU 25kVA – Có tốn xăng/dầu không? (14.05.2025)
- Vì sao ST-20 là lựa chọn hàng đầu trong phân khúc 20kW? (21.04.2025)
- Đầu Phát Điện Có Chổi Than STC-20 – Giải Pháp Hiệu Quả Cho Hệ Thống Phát Điện Công Nghiệp (18.04.2025)
- Làm thế nào để chọn đầu phát điện ST-15 chính hãng, tránh hàng giả? (18.04.2025)
- Hướng Dẫn Lắp Đặt Và Vận Hành Đầu Phát Điện ST-12 An Toàn, Hiệu Quả (17.04.2025)
- Top lỗi thường gặp ở đầu phát điện ST-10 và cách khắc phục (16.04.2025)
- CẤU TẠO ĐẦU PHÁT ĐIỆN (CHI TIẾT VÀ CHỨC NĂNG TỪNG BỘ PHẬN) (15.04.2025)
- Cách vận hành máy phát điện diesel đơn giản và an toàn nhất (15.04.2025)
- Cảnh Báo Máy Phát Điện Giá Rẻ – Coi Chừng Tiền Mất Tật Mang (14.04.2025)
- Cách Bảo Quản Máy Phát Điện Vào Mùa Nắng Nóng Hiệu Quả Nhất (12.04.2025)
- Mùa Hè – Có Nên Đầu Tư Máy Phát Điện Ngay Lúc Này? (09.04.2025)
- Tại Sao Máy Phát Điện Phát Ra Tiếng Ồn Lớn Và Rung Mạnh? Cách Khắc Phục (08.04.2025)